Mỗi năm, hàng trăm nghìn vụ cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trên toàn thế giới. Để giảm thiểu rủi ro cháy nổ và bảo vệ an toàn, việc ứng dụng các vật liệu chống cháy trong thiết kế kiến trúc hiện đại là một giải pháp quan trọng.
Vật liệu chống cháy trong thiết kế kiến trúc hiện đại là gì?
Vật liệu chống cháy tiếng anh là fireproof material được hiểu là những loại vật liệu có tác dụng ngăn chặn và làm chậm quá trình lây lan của các đám cháy. Các vật liệu này có thể chịu nhiệt trong suốt thời gian dài và có khả năng chống lại lửa, giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại gây ra cho người và của nếu phát sinh hỏa hoạn.
Hiện chưa có 1 loại vật liệu nào có khả năng ngăn cháy nổ hoàn toàn đến 100%. Do đó, vật liệu cách nhiệt chống cháy vẫn là phương án được các đơn vị xây dựng ưu tiên sử dụng trong quá trình thực hiện các dự án nhà ở, tòa nhà,….
Vai trò của vật liệu chống cháy trong thiết kế kiến trúc hiện đại
Các loại vật liệu này đóng một vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và kiến thiết các công trình. Cụ thể, vật liệu xây dựng chống cháy có các công dụng chính như sau:
- Ngăn ngừa sự lan truyền của lửa, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ tại các công trình xây dựng.
- Bảo vệ cấu trúc tòa nhà trong trường hợp đám cháy gây ra nhiệt lượng lớn, áp suất cao, làm hư hỏng và sụp đổ các loại vật liệu khác.
- Ngăn ngừa sự phát tán của khí độc và khói trong đám cháy, bảo vệ sức khỏe con người.
- Kéo dài thời gian cho việc cứu hỏa bằng cách hạn chế sự lây lan của đám cháy trong khi chờ đợi đội cứu hộ tới.
Ứng Dụng Của Vật Liệu Chống Cháy Trong Kiến Trúc Hiện Đại
Tòa Nhà Chung Cư
Trong các tòa nhà chung cư, cửa chống cháy chung cư và vật liệu chống cháy được sử dụng rộng rãi để bảo vệ các căn hộ và hành lang khỏi nguy cơ cháy. Điều này đảm bảo an toàn cho cư dân và tạo ra môi trường sống an toàn.
Công Trình Thương Mại
Các tòa nhà văn phòng và trung tâm thương mại thường sử dụng giải pháp chống cháy như cửa cuốn chống cháy, cửa sập chống cháy, và tấm chống cháy để bảo vệ các khu vực làm việc và kinh doanh. Việc sử dụng các vật liệu này giúp đảm bảo an toàn cho nhân viên và khách hàng.
Nhà Máy Và Khu Công Nghiệp
Trong các khu công nghiệp, vật liệu chống cháy đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ máy móc và thiết bị khỏi nguy cơ cháy nổ. Các vật liệu chống cháy được sử dụng để bảo vệ các hệ thống quan trọng và ngăn chặn sự lan truyền của lửa.
Một số vật liệu chống cháy được sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay, việc triển khai sử dụng các vật liệu chống cháy trong xây dựng đã trở thành hạng mục bắt buộc tại mỗi công trình. Theo đó, việc chọn lựa và cân nhắc sử dụng vật liệu chống cháy nào cũng được khách hàng và chủ đầu tư quan tâm nhiều hơn. Dưới đây là tổng hợp 10 vật liệu chống cháy tốt nhất hiện nay, được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng – thiết kế bạn không thể bỏ qua:
Tấm thạch cao chống cháy
Thạch cao là vật liệu khó cháy được đặc biệt ưa chuộng trong lĩnh vực xây dựng trong suốt nhiều năm qua. Vật liệu cách nhiệt chống cháy này mang những đặc điểm ưu việt như: nhẹ, chịu nhiệt tốt, khả năng chống cháy, chống va đập cao, đặc biệt không gây hại đến môi trường và sức khỏe người dùng.
Trong xây dựng, người ta thường sử dụng tấm thạch cao để dựng vách ngăn, làm trần chống cháy,…. Ví dụ thực tế sử dụng tấm thạch cao chống cháy: Trung tâm thương mại Vincom Center, Tòa nhà Bitexco, Khu chung cư Ecopark…
Bông thủy tinh cách nhiệt
Đúng như tên gọi của mình, bông thủy tinh cách nhiệt là vật liệu chống cháy được chế tạo từ các sợi thủy tinh tổng hợp – chế xuất từ đá, xỉ và đất sét. Bông thủy tinh có khả năng cách nhiệt, cách âm tốt. Đồng thời chất liệu này cũng được nhận định là vật có khả năng cách điện và có tính đàn hồi cao.
Nhờ sở hữu những thế mạnh về khả năng chống cháy như trên, bông thủy tinh cách nhiệt thường được đưa vào xây dựng và thiết kế nhà xưởng, sử dụng trong các công trình như xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất,…
Bê tông chống cháy, chịu lửa
Tìm hiểu về khái niệm chống cháy lan và các vật liệu có khả năng phòng chống cháy nổ, không thể không nhắc đến bê tông. Đây là loại vật liệu chịu được lửa cực hiệu quả, với thành phần chính gồm lõi thép, xi măng, cát, đá, và phụ gia,… Tất cả những vật liệu này đều khó bắt lửa, do đó khả năng cách nhiệt và phòng chống sự lây lan đám cháy của bê tông là điều không cần bàn tới.
Hiện nay, bê tông không cháy được ứng dụng trong hầu hết mọi công trình, bao gồm cả những công trình lớn như phân xưởng, khu công nghiệp,… đến các công trình nhỏ như nhà ở, xưởng chế xuất,…..
Gạch mát chống cháy
Gạch mát là loại vật liệu chống cháy lý tưởng không nên bỏ qua khi kiến thiết các công trình xây dựng. Gạch mát được cấu thành bởi 2 lớp xi măng đặc chủng mỏng 2 bên, ở giữa là lớp nhựa Polyurethane . Đây là loại nhựa công nghiệp có nhiều ưu điểm vượt trội như: độ bền cao, khả năng chống sốc và đàn hồi tốt.
Ngoài ra, vật liệu này còn có khả năng cách nhiệt và cách âm tương đối tốt. Chính vì vậy, gạch mát thường xuyên được đưa vào sử dụng cho các hạng mục lát sàn cách âm, ốp tường chống cháy, trần chống cháy,…
Kính chống cháy
Kính chống cháy cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo cho các công trình nhà ở dân dụng, các tòa cao ốc, văn phòng. Loại kính cường lực chống cháy này được cấu tạo từ 2 lớp kính, liên kết với nhau bởi một 1 hoặc nhiều lớp film chống cháy (film cách nhiệt). Kính chống cháy có khả năng ngăn lửa, chống cháy lan, kéo dài và làm giảm thiệt hại trong đám cháy ở mức tối đa.
Sơn chống cháy
Sơn chống cháy được nhận định như một giải pháp giúp ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của đám cháy thụ động có tính hiệu quả cao mà các chủ thầu, nhà đầu tư nên cân nhắc. Ưu điểm của vật liệu này là bền, có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại chất liệu (gỗ, sắt, thép,…) và có giá trị thẩm cao.
Thường được ứng dụng nhiều trong các công trình nhà ở và ngoài trời. Vật liệu này tương đối dễ sử dụng và không gây tiêu tốn thời gian thi công. Khi đám cháy xảy ra, chất liệu này có khả năng giảm quá trình nung nóng của các thiết bị, bảo vệ hiệu quả các bề mặt (bê tông, gỗ, thép,…), đồng thời giúp ngăn ngừa sự phát tán của khí độc trên phạm vị rộng.
Tóm lại, vật liệu chống cháy đóng vai trò không thể thiếu trong kiến trúc hiện đại, đảm bảo an toàn cho công trình và con người. Việc ứng dụng các loại vật liệu này không chỉ là một yêu cầu bắt buộc mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư và nhà thiết kế trong việc xây dựng một môi trường sống và làm việc an toàn, bền vững