Để đảm bảo an toàn cháy nổ, giảm thiểu thiệt hại do hoả hoạn gây ra thì việc lắp đặt các thiết bị phòng chống cháy là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, để hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC) phát huy hết công năng và đảm bảo hiệu quả thì việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ là rất quan trọng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về quy trình kiểm tra, bảo trì và đảm bảo hiệu quả của phòng cháy chữa cháy.
Tầm quan trọng của việc kiểm tra, bảo trì hệ thống định kỳ
Kiểm tra và bảo trì hệ thống PCCC là vấn đề rất quan trọng và cần thiết sau khi thi cong, lắp đặt hệ thống PCCC, hơn nữa nó còn là điều cần thiết trong các tòa nhà, các chung cư hay bất kì nơi nào đã lắp đặt hệ thống PCCC. Trong những năm gần đây tình hình cháy chung cư, công trình nhà ở xảy ra tại các khu dân cư có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp gây thiệt hại lớn về người và tài sản.
Trong khi đó nhiều người nhận thức về công tác hệ thống PCCC còn hạn chế, chưa thấy được tầm quan trọng của công tác PCCC. Mặt khác công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các tòa nhà cao tầng phụ thuộc rất lớn vào các hệ thống kĩ thuật.
Vì thế, việc bảo trì hệ thống và các vật liệu chữa cháy định kỳ là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả và đáng tin cậy của hệ thống:
- Hệ thống PCCC đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của con người. Việc bảo trì định kỳ giúp đảm bảo rằng hệ thống hoạt động hiệu quả khi cần thiết, giảm thiểu nguy cơ cháy nổ và đảm bảo sự an toàn.
- Việc bảo trì định kỳ giúp phát hiện các vấn đề hoặc hỏng hóc trong hệ thống PCCC sớm hơn. Điều này cho phép sửa chữa và thay thế các linh kiện hỏng hoặc hết hạn sử dụng trước khi xảy ra sự cố. Phòng ngừa sự cố giúp giảm thiểu thiệt hại do cháy nổ và tiết kiệm chi phí sửa chữa khẩn cấp.
- Kiểm tra, bảo trì định kỳ giúp đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến PCCC. Các quy định và tiêu chuẩn này thường được đưa ra để đảm bảo rằng hệ thống PCCC được thiết kế, lắp đặt và vận hành theo cách an toàn và hiệu quả nhất. Việc bảo trì định kỳ giúp đảm bảo rằng hệ thống tuân thủ các yêu cầu này và tránh vi phạm pháp luật.
- Bảo trì định kỳ giúp duy trì và kéo dài tuổi thọ của hệ thống PCCC. Việc kiểm tra, vệ sinh và thay thế các linh kiện hỏng hoặc hết hạn sử dụng giúp hệ thống hoạt động lâu dài và đáng tin cậy. Điều này giúp giảm chi phí sửa chữa, nâng cao hiệu quả và đảm bảo rằng hệ thống sẽ hoạt động khi cần thiết.
Quy trình kiểm tra, bảo trì và đảm bảo hiệu quả PCCC
Bảo trì hệ thống báo cháy tự động
- Vệ sinh và kiểm tra tủ báo cháy trung tâm, bình ắc quy cung cho tủ điều khiển, đầu báo nhiệt, đầu báo khói
- Vệ sinh và kiểm tra nút nhấn khẩn, chuông báo cháy, còi báo động
- Rà soát và kiểm tra đấu nối lại đường dây tín hiệu nếu có dấu hiệu hư hỏng
- Kiểm tra thực nghiệm toàn bộ hệ thống.
Bảo trì hệ thống chữa cháy vách tường & tự động
- Kiểm tra và sửa chữa hư hỏng nhẹ tủ điều khiển, máy bơm cứu hỏa, máy bơm xăng, diesel, các đường ống, sprinkler và valve cứu hỏa
- Chạy máy bơm 5-15ph, kiểm tra toàn bộ hệ thống chữa cháy
- Xem máy bơm có bị quá nhiệt hay quá tải không
- Kiểm tra các đồng hồ volt, ampe xem điện áp nguồn như thế nào
- Xem xét chế độ hoạt động của tủ
- Kiểm tra các cầu giao tổng, cầu giao điều khiển máy bơm xem có hoạt động bình thường, và ổn định không
- Rơle và delay timer xem tiếp điểm có đóng ngắt bình thường
- Kiểm tra máy bơm dầu diesel xem có quá nhiệt, tốc độ quay có bình thường cũng như tình trạng rò rỉ dầu nhớt của máy
- Xem các đường ống cứu hỏa chính dẫn lên các tầng xem có bị rò rỉ không, và kiểm tra đồng hồ đo áp lực nước.
Bảo trì hệ thông PCCC tự động Sprinkler
Đầu phun có thể bị ăn mòn do nguồn nước dẫn đến rò rỉ. Hoặc bị tắc do bị đóng cặn canxi dẫn đến không hoạt động. Vì vậy, hệ thống đầu phun tự động Sprinkler cũng như các thiết bị nước khác cần được kiểm tra, bảo trì thường xuyên theo định kỳ, để hệ thống được hoạt động tốt hơn, ổn định hơn . Các bước bảo trì hệ thống chưa cháy tự động Sprinkler gồm:
- Tháo đầu phun Sprinkler khỏi hệ thống chữa cháy tự động
- Tháo, vệ sinh, kiểm tra tình trạng các chi tiết đầu phun Sprinkler
- Khử cặn trong đường ống cấp nước cho đầu phun chữa cháy tự động, đầu phun sprinkler
- Bảo trì, bảo dưỡng hệ thống van, hệ thống điều khiển bơm trong hệ thống chữa cháy tự động
- Bảo trì, bảo dưỡng bơm chữa cháy trong phòng bơm hệ thống chữa cháy tự động.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn cho không gian sống của mình, ngay trong khâu thiết kế và xây dựng, bạn nên sử dụng các vật liệu chống cháy cho công trình (cửa chống cháy, dung dịch chống cháy, vách ngăn chống cháy,…). Việc sử dụng các vật liệu chống cháy trong thiết kế và xây dựng giúp tăng cường khả năng chống cháy của công trình và bảo vệ cuộc sống và tài sản khỏi nguy cơ cháy nổ. Tuy nhiên, hãy luôn tuân thủ các quy định và hướng dẫn địa phương liên quan đến vật liệu chống cháy để đảm bảo tính an toàn và tuân thủ quy chuẩn cần thiết.
Trên đây là một số cách kiểm tra, bảo dưỡng và đảm bảo hiệu quả của phòng cháy chữa cháy. Việc thực hiện đúng các biện pháp này giúp đảm bảo an toàn cho tính mạng và tài sản của con người và hơn hết là “phòng cháy hơn chữa cháy”.