QCVN 06:2021/BXD mang đến các tiêu chuẩn an toàn chống cháy mới nhất cho công trình xây dựng. Quy chuẩn này nhận được sự quan tâm lớn trong ngành, với những cải tiến nhằm hoàn thiện quy định về phòng cháy chữa cháy.
Quy chuẩn vật liệu chống cháy QCVN 06:2021/BXD là gì?
QCVN 06:2021/BXD được Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng chủ trì biên soạn, Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định. Quy chuẩn này được Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 02/2021/TT-BXD ngày 19/05/2021 bởi Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
QCVN 06:2021/BXD thay thế cho QCVN 06:2020/BXD, vốn được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2020/TT-BXD ngày 06/04/2020. Quy chuẩn mới này nhằm cập nhật và hoàn thiện các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy.
Về nội dung, quy chuẩn vật liệu chống cháy QCVN 06:2021/BXD quy định các yêu cầu chung về an toàn cháy cho gian phòng, nhà và các công trình xây dựng (sau đây gọi chung là nhà); được bắt buộc áp dụng trong tất cả các giai đoạn xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hay thay đổi công năng; đồng thời, quy định phân loại kỹ thuật về cháy cho nhà, các phần và bộ phận của nhà, các gian phòng, cấu kiện xây dựng và vật liệu xây dựng.
QCVN 06:2021/BXD áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý , sử dụng nhà dân dụng và nhà công nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, quy định khi thiết kế các nhà phải có các giải pháp kết cấu, bố trí mặt bằng – không gian và kỹ thuật công trình.
Những điểm mới trong QCVN 06:2021/BXD so với QCVN 06:2020/BXD
Ngày 19/05/2021, Bộ Xây Dựng ban hành Thông tư số 02/2021/TT-BXD về QCVN 06:2021/BXD – Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình để thay thế QCVN 06:2020/BXD đã được ban hành ngày 06/04/2020. Trong quy chuẩn mới có một số thay đổi mà các doanh nghiệp cần lưu ý đến các quy định trong quy chuẩn QCVN 06:2021/BXD:
- Chiều cao phòng cháy và chữa cháy (PCCC) cửa nhà được đề cập rõ hơn về cách tính, sửa đổi một số quy định sử dụng tiêu chí chiều cao nhà thành tiêu chí chiều cao PCCC;
- Về khái niệm, “hành lang bên”: Là hành lang ở một phía có thông gió với bên ngoài, không bị chắn liên tục theo chiều dài, với chiều cao thông thủy tính từ đỉnh của tường chắn ở mép hành lang lên phía trên không nhỏ hơn 1,2 m. Khái niệm này đã được định nghĩa cụ thể hơn trong QCVN 06:2021/BXD..
- Một số nội dung được bổ sung thêm chú thích: Cách xác định nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng; nhà chung cư; tầng hầm; một số yêu cầu riêng với nhóm nhà F1.3;…
- Tại Điều 5.1.5.6: Bổ sung thêm nội dung tính tổng số bồn, bể cho chữa cháy trong một mạng ống dành cho cấp nước chữa cháy ngoài nhà nhưng không áp dụng cho công trình riêng lẻ.
- Tại Bảng 11: Sửa đổi một số nội dung của số tia phun chữa cháy và lưu lượng nước tối thiểu đối với hệ thống họng nước chữa cháy trong nhà.
- Bổ sung tiêu chí chiều cao thay vì khối tích của nhà nhóm F5, hạng nguy hiểm cháy nổ A, B, C để tính toán công suất máy bơm và lượng nước dự trữ cho chữa cháy.
- Tại phụ lục A: Bổ sung Điều “A.3 Các quy định đối với nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.3 (nhà chung cư) có chiều cao PCCC từ 75m đến 150m”.
Các doanh nghiệp trong ngành cần lưu ý điều gì?
Đối với kết cấu, cấu kiện ngăn cháy
- Cấp nguy hiểm cháy kết cấu của nhà được xác định theo cấp nguy hiểm cháy của các cấu kiện xây dựng chủ yếu của nhà.
- Thời gian (tính bằng giờ hoặc phút) từ khi bắt đầu thử chịu lựa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn các mẫu cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện.
- Khi tiến hành sửa chữa, không được phép sử dụng các cấu kiện và vật liệu chống cháy không đáp ứng yêu cầu của các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
Đối với phạm vi sử dụng
- Quy chuẩn không áp dụng cho các nhà có công năng đặc biệt (nhà sản xuất hay bảo quản các chất và vật liệu nổ, các kho chứa dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, các loại khí dễ cháy, cũng như các chất tự cháy, nhà sản xuất hoặc kho hoá chất độc hại; công trình quốc phòng; phần ngầm của công trình tàu điện ngầm; công trình hầm mỏ và các nhà có đặc điểm tương tự)
- Ngoài ra, quy chuẩn cũng không áp dụng cho cơ sở, nhà, công trình bảo quản và chế biến ngũ cốc, trạm xăng; cơ sở năng lượng (nhà và công trình nhiệt điện, thuỷ điện, cơ sở lò hơi cung cấp nhiệt, nhà máy điện tuabin khí, diesel và hơi khí, các cơ sở điện lưới).
Khó khăn và giải pháp cho các doanh nghiệp trong ngành
QCVN 06:2021/BXD đang thu hút sự chú ý của ngành xây dựng nhờ những yêu cầu mới nhằm nâng cao và hoàn thiện các tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên, sau gần một năm ban hành, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc áp dụng quy chuẩn vào thực tế.
Bên cạnh đó, việc vừa đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn, vừa đảm bảo triển khai kế hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế và kỹ thuật của từng dự án là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam.
Hội thảo “Muốn An Được An” – Gỡ khó Áp Dụng QCVN 06:2021/BXD cho doanh nghiệp do Công ty CP KH Shield tổ chức là một sự kiện nổi bật với những chia sẻ hữu ích từ các chuyên gia trong ngành, nhằm giúp các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu xây dựng nắm rõ hơn các yêu cầu thực tiễn theo đúng quy định của QCVN 06:2021/BXD và các quy định về PCCC liên quan.
Những đổi mới được chỉnh sửa, bổ sung và áp dụng trong QCVN 06:2021/BXD đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong chính sách an toàn cháy cho các công trình xây dựng , mang lại sự an toàn và đảm bảo trong công tác PCCC hiện nay.
Những thay đổi trong QCVN 06:2021/BXD tạo ra bước tiến lớn trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy cho các công trình xây dựng. Dù còn nhiều thách thức khi áp dụng, quy chuẩn này giúp nâng cao chất lượng và giảm thiểu rủi ro hỏa hoạn. Đừng quên cập nhật những thông tin hữu ích khác trên Người Việt tại Khonkaen nhé!