Cửa chống cháy là một yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn trong các tòa nhà chung cư. Việc lắp đặt cửa chống cháy đúng quy chuẩn không chỉ giúp ngăn chặn sự lan truyền của lửa mà còn đảm bảo an toàn cho cư dân khi xảy ra sự cố. Dưới đây là những điều cần biết về quy trình lắp đặt cửa chống cháy trong các tòa nhà chung cư.
Tiêu chuẩn cửa thép chống cháy cho nhà ở
Cửa chống cháy là một phần không thể thiếu trong nhiều toà nhà cao ốc, chung cư và trung tâm thương mại. Thiết kế của cửa đơn giản nhưng phải phù hợp với vị trí cửa thông tầng và cửa thoát hiểm của công trình.
Bên cạnh đó, nhiều gia đình đã lựa chọn sử dụng cửa ngăn cháy để làm cửa đi, cửa thông phòng hoặc cửa sổ. Đối với nhà ở tại Việt Nam, cửa thép chống cháy cần đáp ứng các tiêu chuẩn chất liệu cửa chống cháy sau:
- Thiết kế và mẫu mã đẹp, với phần cánh được in dập hoa văn nổi theo nhiều phong cách. Cánh và khung được sơn vân gỗ tự nhiên, đẹp sang trọng.
- Tiêu chuẩn EI chống cháy tối thiểu 45 phút. Không cần đạt tiêu chuẩn hệ số chống cháy quá cao như các công trình nhà xưởng, cao ốc văn phòng.
- Sử dụng phụ kiện cao cấp để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền.
Quy trình lắp đặt cửa chống cháy chung cư
Theo quy định an toàn, việc lắp đặt cửa thép chống cháy phải được thực hiện bởi các kỹ sư lành nghề. Tuy nhiên bạn vẫn có thể tự lắp đặt cửa thép chống cháy dưới sự hướng dẫn của các kỹ sư, chuyên gia.
- Bước 1: Vận chuyển phụ kiện và tập kết cửa đến nơi lắp đặt
Sau khi hoàn tất thủ tục khảo sát, đo lường thì các kỹ sư sẽ chốt số lượng, kích thước và thời gian lắp đặt cửa cho khách hàng. Đến hạn bàn giao, cửa và các phục kiện sẽ được tập kết đầy đủ tại công trình thực hiện.
- Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ lắp đặt
Nhằm đảm bảo việc lắp đặt cửa thép chống cháy được thuận lợi và nhanh chóng, đội ngũ thi công sẽ chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ lắp đặt gồm:
– Búa (sắt và cao su)
– Máy khoan điện.
– Mỏ lết, lục giác, cờ lê, kìm
– Nở nhựa, tấm fit và keo silicon
- Bước 3: Thực hiện kiểm tra các sản phẩm trước khi lắp đặt
Trước khi thực hiện quá trình lắp đặt, khách hàng và đội ngũ nhân viên kỹ thuật sẽ cùng nhau kiểm tra sản phẩm nhằm đảm bảo các yếu tố như: Sản phẩm trong trạng thái nguyên đai, nguyên kiện, không bị trầy xước, không móp méo hoặc bong tróc sơn trên bề mặt và các phụ kiện kèm theo cũng đầy đủ như thỏa thuận.
- Bước 4: Tiến hành kiểm tra nơi lắp đặt
Theo đó, các nhân viên kỹ thuật sẽ thực hiện thao tác đo đạc lại để nắm chắc các kích thước lắp đặt cửa thép chống cháy như sau:
– Trường hợp khe hở giữa ô chờ và khung dao động từ 0 – 9mm thì quá trình lắp đặt cửa thép chống cháy sẽ như bình thường.
– Trường hợp khe hở giữa ô chờ và khung > 10mm thì kỹ thuật viên cần phải bắn thêm đệm sao cho phù hợp với độ dày nhất định.
– Trường hợp khe hở giữa ô chờ nhỏ khung thì bắt buộc phải đục tường, khoan bê tông nhằm mục đích làm tăng kích thước của ô chờ để quá trình lắp đặt diễn ra dễ dàng hơn.
- Bước 5: Thực hiện lắp khung cửa vào tường
Lắp khung cửa vào tường có mục đích xác định xem có bất kỳ sai lệch nào xảy ra không, đồng thời giúp khung và tường đảm bảo sự cân đối nhất định. Kỹ thuật viên tiến hành đóng cửa để kiểm tra độ song song của mép cửa với mép khung cửa đối với loại cửa thép chống cháy 1 cánh, độ song song giữa 2 mép cửa với các loại cửa có 2 cánh, 4 cánh…
Ví dụ hình bên dưới, nếu S1=S2 thì tiến hành bắt vít cố định khung cửa, ngược lại S1≠S2 thì điều chỉnh lại khe hở (S1 và S2 là khoảng cách giữa khung và cánh).
- Bước 6: Thực hiện cố định khung cửa vào tường
Khi đã hoàn tất các bước kiểm tra nêu trên, cửa đáp ứng điều kiện S1 = S2, kỹ thuật viên sẽ tiến hành cố định khung bằng cách bắn vít các vị trí tăng cứng trên khung.
- Bước 7: Lắp toàn bộ phụ kiện kèm theo của cửa
Các phụ kiện kèm theo như tay co thuỷ lực, thanh thoát hiểm, mắt thần và khoá sẽ được đội ngũ kỹ thuật viên lắp đặt cẩn thận nhằm đảm bảo các chức năng của cửa luôn ở mức tối ưu nhất.
- Bước 8: Lắp đặt khóa cửa
Sau khi hoàn thành việc lắp khóa trên cánh cửa, kỹ thuật viên tiến hành lắp tấm đệm inox lên khung. Cân chỉnh độ cao chính xác để đảm bảo miệng khóa trùng với lỗ trên tấm inox.
Tiếp theo, thợ kỹ thuật sẽ kéo cửa vào và nếu lưỡi gà không vào được lỗ, họ sẽ mài bo R đã cắt trên tấm inox để đảm bảo cửa hoạt động suôn sẻ.
- Bước 9: Hoàn tất thi công cửa thép chống cháy
Sau khi thực hiện xong các bước lắp đặt, khách hàng và nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra lại một lần nữa nhằm đảm bảo rằng cửa đang hoạt động trong trạng thái tốt, không có khe hở và cánh cửa vẫn còn vẹn nguyên. Cuối cùng là dọn dẹp và nghiệm thu công trình thực hiện.
- Bước 10: Thu dọn hiện trường
Sau khi lắp cửa chống cháy và kiểm tra cửa. Đội ngũ nhân viên sẽ dọn dẹp và thu dọn dụng cụ, đảm bảo công trình luôn sạch sẽ.
Việc lắp đặt cửa chống cháy đúng quy trình không chỉ là tuân thủ các quy định an toàn mà còn là một phần thiết yếu trong việc bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân chung cư. Hãy luôn chọn những nhà cung cấp và đội ngũ lắp đặt chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng và an toàn tối đa cho ngôi nhà của bạn.