Dù ở bất kì vị trí nào thì mỗi cá nhân đều muốn xây dựng cho mình một hình ảnh riêng mang tên “chuyên nghiệp”. Trong môi trường làm việc năng động và hiện đại như ngày nay, tính chuyên nghiệp được coi là một trong những tiêu chí hàng đầu quyết định sự thành công của một doanh nghiệp hay khả năng thăng tiến của mọi cá nhân. Để làm được điều đó, bạn cần nằm lòng các yếu tố quyết định về văn hóa làm việc chuyên nghiệp nơi văn phòng, hãy cùng bài viết khám phá 7 quy tắc vàng để áp dụng ngay cho bản thân nhé.
Chuyên nghiệp trong cách ăn mặc và giao tiếp
Cũng giống như khi bạn đi phỏng vấn, ấn tượng về bề ngoài, cách nói chuyện, ăn mặc sẽ để lại những dấu ấn khó quên nhất. Một trang phục phù hợp sẽ tạo được sự tự tin rằng bạn sẽ đảm nhận tốt nhất vai trò của mình. Tại nơi công sở cần phải ăn mặc gọn gàng và phù hợp, đi đứng nhẹ nhàng, đặc biệt tránh đi giày dép tạo ra tiếng ồn quá lớn làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc chung. Điều đó chính là văn hóa làm việc chuyên nghiệp, thể hiện sự chỉnh chu và nghiêm túc của bản thân trong môi trường văn phòng.
>> Xem thêm: 5 điều cần lưu ý khi diện trang phục công sở
Thể hiện sự linh hoạt
Thời gian làm việc mỗi ngày chính thức kết thúc vào lúc 17 giờ, nhưng nếu cần thiết, bạn nên về muộn hơn 1 tiếng sau đó để hoàn thành xong công việc. Như vậy không có nghĩa là bạn bỏ qua những cam kết quan trọng trong cuộc sống riêng, nhưng bạn không nên bỏ công việc làm dở chỉ vì đã hết giờ. Tương tự, hãy linh hoạt đối với những thay đổi trong kế hoạch công việc, mục tiêu hoặc những vấn đề khác có thể phát sinh trong quá trình làm việc.
Không ngừng học hỏi và trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn
Cho dù bạn đang ở vị trí nào thì việc không ngừng học hỏi là điều cần thiết để không ngừng tiến bộ và vươn tới đỉnh cao. Cuộc sống, trình độ công nghệ thông tin phát triển liên tục kèm theo những đòi hỏi, yêu cầu trong công việc sẽ ngày càng khắt khe, đa dạng hơn. Nếu như bạn không trang bị cho mình kiến thức phù hợp với thời đại thì sẽ không tránh khỏi việc bị đào thải vì sự tụt hậu, lỗi thời.
Vì vậy, để trở nên ngày càng chuyên nghiệp, đừng ngại ngần học hỏi từ cấp trên, các đồng nghiệp thâm niên hay thậm chí là cấp dưới của mình. Bạn sẽ có được những bài học và trải nghiệm vô giá từ chính nỗ lực này.
Giúp đỡ đồng nghiệp và làm nhiều hơn mô tả công việc
Một điều rất quan trọng giúp đem đến cho bạn nhiều lợi ích như những lựa chọn để kiếm được nhiều tiền hơn, vượt qua được những tình huống bất lợi là làm nhiều việc hơn yêu cầu tối thiểu. Điều đó có nghĩa là bạn luôn cần tìm cách để làm việc tốt hơn, giúp đỡ đồng nghiệp khi có thể, và không ngại bắt tay vào những dự án mới. Việc này giúp bạn đạt được uy tín, trở thành một nhân viên có văn hóa làm việc chuyên nghiệp.
>> Xem thêm: Mách bạn 5 yếu tố lựa chọn chỗ ngồi làm việc đạt hiệu quả
Kết nối giữa các thế hệ
Đừng cho rằng bạn không có điểm gì chung với các đồng nghiệp lớn tuổi hoặc trẻ hơn bạn. Việc giao tiếp và làm bạn với những người không nằm trong nhóm tuổi của bạn có thể giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp một cách khéo léo, linh hoạt hơn. Từ chia sẻ của họ, bạn có thể học tập được nhiều kinh nghiệm trong công việc, mở rộng các mối quan hệ xã hội và nắm bắt nhanh chóng các cơ hội để đi đến thành công. Bên cạnh đó, thông qua giao tiếp, bạn có thể nắm bắt quan điểm của họ, đưa ra cách nhìn mới về công việc. Đó chẳng phải là văn hóa làm việc giúp cho bạn xây dựng mối quan hệ và cả công việc hay sao.
Thể hiện sự vui vẻ và lịch sự với mọi người, ngay cả khi bạn không thích họ
Bạn sẽ phải làm với những người mà bạn không quan tâm, thậm chí cả những người không dễ chịu cho lắm trong văn phòng làm việc. Bạn sẽ càng thể hiện được sự chuyên nghiệp nếu bạn không để cho họ biết được bạn đang nghĩ gì về họ, thay vào đó vẫn thân thiện, lịch sự và dễ làm việc cùng. Người chuyên nghiệp là người đối mặt với người mình không thích vẫn bình thường như không có gì.
Chú ý tới các quy tắc về văn hóa trong công ty và tuân thủ những quy tắc đó
Nếu bạn quan sát xem những người khác trong cơ quan ứng xử và làm việc ra sao, bạn sẽ học được tất cả những điều quan trọng về việc “Chúng tôi sống ở đây như thế nào?”. Chẳng hạn, bạn có thể quan sát thấy mọi người trong công ty luôn đến đúng giờ trong các cuộc họp, nói nhỏ hơn khi người khác đang nghe điện thoại, hoặc gửi email cho những vấn đề không thực sự cấp bách. Đây là những tín hiệu quan trọng về những gì mà công ty kỳ vọng ở hành vi của chính bạn. Bạn sẽ bị đánh giá là không biết “nhập gia tùy tục” nếu phớt lờ những tín hiệu về văn hóa làm việc nơi công ty đó.
Tại Việt Nam đã có nhiều công ty hội tụ đủ tất cả các quy tắc trên nhằm xây dựng nền tảng văn hóa làm việc chuyên nghiệp cho riêng mình. Phải kể đến Office168, G-office,… là những đơn vị cho thuê văn phòng hàng đầu luôn ưu tiên xây dựng văn hóa nơi công sở chuyên nghiệp và đẳng cấp như hiện nay. Hy vọng bài viết có thể giúp bạn tạo nên môi trường làm việc năng động, hiệu quả và mang tính chuyên nghiệp cao cho bản thân bạn và toàn công ty.
>> Xem thêm: Các yếu tố nào của phòng làm việc ảnh hưởng năng suất của nhân viên