Digital Marketing – một ngành học “đón đầu tương lai”, đang nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ bởi cơ hội việc làm đa dạng và sự phát triển mạnh mẽ của nó. Vậy Digital Marketing là gì? Cơ hội việc làm như thế nào mà thế hệ mới lại “phát cuồng” đến vậy? Cùng chúng mình làm rõ hơn dưới bài viết này nhé!
Digital Marketing là gì?
Digital Marketing hay còn được gọi là tiếp thị số, marketing trực tuyến.
Cách mà doanh nghiệp sử dụng các thiết bị điện tử và nền tảng internet để quảng bá sản phẩm/dịch vụ, truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng. Từ đó, tìm ra nhận thức, hành vi của khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ.
Việc này cũng giúp doanh nghiệp nhắm đến khách hàng tiềm năng, thành công hơn trong việc phủ sóng thương hiệu và tương tác với khách hàng, xây dựng kế hoạch marketing đúng đắn dựa trên dữ liệu đã có, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng.
Triển vọng nghề Digital Marketing – Cơ hội việc làm
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, Digital Marketing đang dần khẳng định vị thế trong tương lai. Đây cũng là ngành có xu hướng tuyển dụng cao nhất.
Triển vọng nghề nghiệp
Theo AsiaPac năm 2022, trong tổng số 98,56 triệu dân, Việt Nam có 73,2% người dùng internet và 78,1% người dùng mạng xã hội tích cực. Con số này chứng tỏ internet rất đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống người Việt Nam.
Mặc dù tốc độ đô thị hóa thậm chí không cao hơn mức trung bình so với các nước Đông Nam Á khác, nhưng đáng ngạc nhiên là có một số lượng lớn người Việt Nam sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để truy cập internet hàng ngày. Các chiến lược tiếp thị kỹ thuật số tại Việt Nam sẽ hoạt động hiệu quả.
Hiện nay, ở các doanh nghiệp đều đang tuyển rất nhiều vị trí khác nhau với mảng Digital, bởi với nhu cầu sử dụng internet nói chung và mạng xã hội nói riêng của khách hàng, doanh nghiệp không tham gia vào quá trình tiếp thị kỹ thuật số có thể coi là bị “lạc hậu”.
Vì có rất nhiều khía cạnh đối với chiến lược tiếp thị kỹ thuật số, nên số lượng công việc liên quan là khá cao, đòi hỏi cần nhiều nguồn nhân lực. Với nhiều công việc và không đủ chuyên gia để lấp đầy, việc làm trong ngành Digital Marketing rộng mở hơn bao giờ hết.
Theo Linkedln, vai trò “Chuyên gia tiếp thị kỹ thuật số” nằm trong số 10 công việc có nhu cầu cao nhất, với 860.000 cơ hội việc làm. Trải nghiệm được yêu cầu nhiều nhất trong tiếp thị kỹ thuật số bao gồm mạng xã hội, chiến lược nội dung, SEO, phân tích,…
Tiếp thị kỹ thuật số đã chứng kiến sự gia tăng ổn định trong những năm gần đây. Với sự phát triển của mạng xã hội, lĩnh vực này dường như cũng sẽ đi lên trong những năm tới. Vì vậy, mọi nhà tiếp thị kỹ thuật số phải theo kịp các xu hướng mới nhất để dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Cơ hội việc làm
Lĩnh vực này có rất nhiều cơ hội việc làm, tùy theo nguyện vọng và năng lực bản thân, bạn có thể lựa chọn làm việc ở những vị trí khác nhau ở các công ty truyền thông (media agency), công ty quảng cáo (advertising agency). Có thể kể qua một số vị trí phổ biến như:
- Nhân viên Social media:
Vị trí này có nhiệm vụ xây dựng chiến lược tiếp thị trên social media, lên ý tưởng, nội dung, kế hoạch ngân sách và kế hoạch thực hiện cho chiến lược/chiến dịch.
- Nhân viên Content marketing:
Vị trí này có nhiệm vụ sáng tạo nội dung, phát triển nội dung trên kênh, xây dựng hệ thống bài đăng cho các nền tảng như website, social,… Đồng thời theo dõi, phân tích và đánh giá các chỉ số đo lường hiệu quả của content marketing
- Nhân viên SEO:
Vai trò chính của vị trí này là tìm cách tăng lưu lượng trang web, tối ưu hóa các trang của công ty với từng nền tảng social media nhằm mục đích tăng khả năng hiển thị nội dung xã hội và thứ hạng website của công ty trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm như Google
- Nhân viên Digital Marketing
Nhân viên Digital Marketing sẽ có trách nhiệm thực hiện, phát triển các chiến dịch tiếp thị, quảng bá các sản phẩm/dịch vụ của công ty, quản lý các nền tảng kỹ thuật số của doanh nghiệp
KPI công việc
- Tỉ lệ chuyển đổi có được từ các kênh digital.
- Thứ hạng từ khóa tìm kiếm.
- Lượt truy cập các kênh social, website, fanpage
Lộ trình thăng tiến của nhân viên Digital Marketing
Thế hệ mới với sự năng động, sáng tạo và không ngừng thay đổi, khi bắt đầu với lĩnh vực Digital Markeing luôn mong muốn học hỏi và hiểu hơn về cơ hội làm việc, lộ trình thăng tiến. Chúng mình gợi ý con đường phát triển ở lĩnh vực này như sau:
Thực tập sinh Digital Marketing
Ở vị trí thực tập sinh, giai đoạn này sẽ kéo dài từ 3-6 tháng. Đây là vị trí mà các bạn sinh viên năm ba, năm tư hoặc vừa ra trường có thể dễ xin vào làm. Hoặc thậm chí các bạn sinh viên từ năm nhất cũng có thể apply xin việc.
Đây là cơ hội để các bạn có thêm kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, cách thức vận hành của doanh nghiệp hay vị trí bạn đang làm.
Vị trí này không yêu cầu các bạn ứng viên phải có mặt full-time như nhân viên chính thức, cũng không đòi hỏi cao về kiến thức, kinh nghiệm. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng yêu cầu các bạn có những kỹ năng sau:
- Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc
- Có kiến thức cơ bản về Marketing
- Hiểu biết về các công cụ như Excel, Word,…
Chuyên viên Digital Marketing
Vị trí này thường sẽ kéo dài từ 3 đến 5 năm. Lúc này, bạn đã tích lũy được một lượng kinh nghiệm vừa phải để trở thành chuyên viên.
Nếu như ở vị trí thực tập sinh, những công việc của bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết bởi các anh/chị cấp trên, thì ở vị trí chuyên viên, bạn sẽ chỉ được tiếp nhận mục tiêu của nhiệm vụ, sau đó phải tự lập kế hoạch, triển khai và thực thi chúng.
Trưởng phòng Digital Marketing
Ở những vị trí cơ bản khi bắt đầu với Digital, một khi bạn đã chứng tỏ được năng lực cũng như kinh nghiệm của mình ở những giai đoạn đầu, thời gian này bạn có thể thử sức với vị trí mới cao hơn. Tuy nhiên, vị trí cao đi đôi với nghĩa vụ cao cùng với rất nhiều áp lực. Trưởng phòng Digital Marketing thường kéo dài 5-7 năm.
Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm với ban lãnh đạo về hiệu quả, hiệu suất làm việc của toàn đội ngũ do bạn quản lý. Từ việc thiết lập các kế hoạch, đặt mục tiêu, giám sát việc triển khai, cho đến đánh giá hiệu quả làm việc của từng cá nhân.
Nhiệm vụ của bạn ở vị trí này thường là:
- Hoạch định kế hoạch, phân tích, đo lường hoạt động digital marketing.
- Nghiên cứu đề xuất, triển khai thực hiện các chính sách nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm kiểm soát, tổ chức, điều hành các hoạt động kinh doanh,…
- Tổ chức triển khai chi tiết và giám sát kế hoạch Marketing của theo mục tiêu đề ra.
Giám đốc Digital Marketing
Đây là vị trí quản lý cấp cao nhất mà các bạn có thể hướng tới trong lộ trình phát triển sự nghiệp. Đây là vị trí chịu trách nhiệm về việc đưa ra chiến lược hoạt động Marketing vi mô và vĩ mô của doanh nghiệp
Không chỉ là về số năm kinh nghiệm, một giám đốc Digital Marketing phải là người có vốn kiến thức sâu rộng về ngành tiếp thị, về công cụ tiếp thị cũng như tư duy tiếp thị tổng quan để có thể đưa ra kế hoạch đúng nhất cũng như cách xử lý vấn đề, các quyết định trong công ty phải hợp lý và tốt nhất.
Các công việc của giám đốc Digital Marketing thường là:
- Quản lý phòng Digital Marketing, tuyển dụng và đào tạo nhân viên Digital Marketing
- Hoạch định kế hoạch, phân tích, đo lường và thực hiện hoạt động Digital Marketing
- Thiết kế, thực hiện chiến lược và quản lý ngân sách cho các dự án Digital Marketing
- Triển khai và cải thiện chất lượng content với công cụ SEO và Google Analytics
- Tham gia đóng góp ý tưởng về nội dung, hình ảnh đa kênh cho các chiến dịch Marketing chung của thương hiệu,…
Kết luận:
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Học Digital Marketing ra làm gì?”. Qua những chia sẻ trên, hi vọng rằng các bạn đã có cái nhìn toàn diện về cơ hội việc làm cũng như lộ trình thăng tiến trong lĩnh vực Digital Marketing.