Theo các chuyên gia kinh tế 20 năm trước nền kinh tế Thái Lan chủ yếu dựa vào sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ. Thế nhưng, trong thời gian gần đây chúng ta chứng kiến sự thay đổi việc bậc của kinh tế Thái Lan và sự phát triển của ngành du lịch.
Một trong những chính sách khiến kinh tế Thái Lan phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây đó là nhờ chính sách mở cửa tăng cường hợp tác với các nước trên thế giới. Chính phủ Thái Lan có những chính sách để thu hút đầu tư, đặc biệt là những chính sách khuyến khích đầu tư vào hành lang phía Đông – khu vực kinh tế được đặt làm trọng tâm phát triển vào hàng không và tự động hóa.
Dự án xây dựng khu vực phía Đông của Thái Lan đã thu hút được 1.500 tỷ Baht Thái tương đương với 45 tỷ USD. Toàn bộ tiền đầu tư này sẽ được dùng để xây dựng các sân bay, các tuyến đường cao tốc, đường xá giao thông, các cảng nước sâu.
Bên cạnh đó những chính sách đầu tư phát triển du lịch đã khiến kinh tế Thái Lan phát triển nhanh chóng trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á, sau Singapore. Tuy vậy, thu nhập trung bình và tỷ lệ lạm phát đã khiến cho các ngành sản xuất ở Thái Lan kém phát triển hơn.
Để cải thiện tình hình này, chính phủ Thái Lan đã mở chiến dịch với cái tên Thailand 4.0 phát triển ngành công nghiệp trọng tâm vào 10 ngành: y tế, hàng không, năng lượng sinh hóa, robot, hóa học và công nghệ số…
Sau những nỗ lực của chính phủ và người dân Thái Lan đến năm 2017, GDP ( đã điều chỉnh lạm phát) của Thái Lan tăng lên 3.9%. Xuất khẩu hồi phục nhờ sự cải thiện của nền kinh tế toàn cầu, thêm vào đó, lượng khách đến với Thái Lan tăng đột biến trong năm 2017 là động lực giúp đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của Thái Lan.
Mặc dù hiện nay, tình hình chính trị ở Thái Lan có nhiều bất ổn thế nhưng nền kinh tế của đất nước này vẫn tiếp tục phát triển từng ngày.
(Nguồn: http://thongtinthailan.com)