Khi đã xác định được ngôi trường và ngành học mà bạn mong muốn thì việc làm tiếp theo bạn nên chuẩn bị đó chính là viết bản kế hoạch học tập để hoàn thiện bộ hồ sơ du học Mỹ của mình. Tuy nhiên, phải viết như thế nào để thể hiện được nguyện vọng, ước muốn du học Mỹ của mình? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hoàn thiện cho mình một bản kế hoạch học tập một cách tốt nhất nhé.
Bản kế hoạch học tập là gì?
Hiểu đơn giản thì bản kế hoạch học tập là thư trình bày về kế hoạch học tập trong tương lai với trường và đại sứ quán đất nước mà bạn muốn theo học. Khi đọc bản kế hoạch – họ sẽ biết bạn là ai? Lý do bạn chọn trường, khóa học và đất nước của họ để theo học mà không phải một đất nước khác? Bạn lựa chọn ngành nghề theo học vì lý do gì? Dự định trong tương lai của bạn là gì? Đây cũng chính là yếu tố then chốt giúp cho bộ hồ sơ du học Mỹ của bạn thêm đầy đủ, thuyết phục nhà trường và đại sứ quán.
>> Xem thêm: Cuộc sống du học Mỹ màu gì là do bạn chọn, đừng nạn nhân hoá bản thân
Viết gì trong bản kế hoạch học tập?
Về cơ bản, bản kế hoạch học tập sẽ được trình bày như một bức thư và bạn phải trả lời những câu hỏi sau:
1. Tại sao bạn muốn chọn Mỹ để du học?
Để trả lời câu hỏi này, bạn phải mô tả lý do bạn lựa chọn Mỹ để học tập. Giải thích tại sao bạn lại chọn học tại đất nước đó. Điều gì khiến Mỹ trở nên đặc biệt với bạn? Liệt kê một số lý do bạn bị thu hút để du học Mỹ. Bạn có thể nói về bằng cấp của đất nước đó thì được chấp nhận như thế nào trên Thế Giới.
2. Mục tiêu học tập của bạn là gì?
Hãy giải thích về mục tiêu học tập của bạn là gì sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông hay bạn muốn mở rộng kiến thức của mình với bằng Thạc sĩ hay Sau đại học. Hãy nói về lựa chọn nghề nghiệp mà bạn quan tâm và ngành nghề này sẽ giúp ích bạn như thế nào trong tương lai. Đồng thời, bạn cũng giải thích tại sao du học Mỹ lại giúp ích cho mục tiêu học tập của bạn.
3. Bạn có tìm hiểu về ngành học/ trường học mà bạn mong muốn ở Việt Nam?
Hãy trình bày trong kế hoạch học tập về việc bạn đã tìm hiểu trường học và chương trình học khác ở Việt Nam. Tại Việt Nam cũng có một số chương trình tương tự như tại đất nước bạn mong muốn học tập. Tuy nhiên, bạn phải giải thích lý do bạn vẫn muốn lựa chọn học tập tại Mỹ, đặc biệt bạn nên nói về sự khác biệt giữa nền giáo dục của Việt Nam và đất nước bạn muốn học tập. Điều đó sẽ tăng thêm tính thuyết phục rằng du học Mỹ sẽ thỏa mãn được mục tiêu học tập của bạn.
Chú ý: Bạn nên so sánh một cách khách quan, không nên nói quá về nền giáo dục của Mỹ, hay nói những điều tiêu cực về nền giáo dục của Việt Nam.
>> Xem thêm: Ngày hội tư vấn ‘Con đường học tập tại Mỹ’ năm 2019
4. Tại sao bạn không theo đuổi một chương trình tương tự ở Việt Nam?
Hãy tìm hiểu về giá trị của hệ thống giáo dục của đất nước bạn chọn, nó được công nhận như thế nào trên Thế Giới. Có thể tại Việt Nam có trường Đại học/ Cao đẳng có chương trình đào tạo như thế nhưng bạn muốn học tại đất nước có nền giáo dục tiên tiến đẳng cấp. Hoặc ngành học mà bạn muốn học tập, tại Việt Nam không có trường Đại học/ Cao đẳng nào đào tạo ngành học đó nên bạn muốn học tập tại đất nước này.
5. Chương trình học này sẽ nâng cao cơ hội nghề nghiệp của bạn tại Việt Nam?
Hãy thể hiện trong bản kế hoạch về vị trí công việc mà bạn muốn làm tại Việt Nam sau khi học xong chương trình học ở Mỹ. Bạn sẽ có thể có được công việc mong muốn đó nếu như bạn không đi du học Mỹ hay không? Việc đi du học tạo tiền đề giúp bạn có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị cho vị trí công việc sau này? Bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá như thế nào với bằng cấp, kiến thức và kỹ năng đã tích lũy được khi đi du học. Chỉ khi bạn học tập tại Mỹ bạn mới có thể vận dụng những kiến thức, kỹ năng bạn được tôi luyện để đáp ứng được công việc khi trở về Việt Nam.
6. Nói về mối quan hệ của bạn với gia đình tại Việt Nam?
Tại sao phải nói về điều này trong bản kế hoạch, vì đơn giản bạn hãy cho biết sự gắn kết của bạn với những người thân trong gia đình, với bố mẹ hoặc vợ/ chồng/ con… Để cho họ thấy rằng sau khi kết thúc khóa học bạn sẽ trở về nước.
7. Hãy nói về khả năng chi trả tài chính của bạn và gia đình?
Trong phần này bạn hãy nêu rõ ai là người chi trả tài chính cho bạn? Công việc của họ là gì? Thu nhập như thế nào, và tài sản hiện có? Hay cho đại sứ quán thấy, gia đình bạn có tài chính ổn định, việc trang trải cho bạn du học hoàn toàn nằm trong khả năng của gia đình thông qua giấy tờ kèm theo trong hồ sơ du học Mỹ. Bạn sẽ không phải lo lắng việc làm thêm kiếm tiền, mà chỉ cần tập trung vào việc học.
>> Xem thêm: Làm sao để giảm thiểu tối đa chi phí khi du học Mỹ tự túc
8. Cung cấp chi tiết lịch trình học tập của bạn từ khi bắt đầu đến khi kết thúc khóa học tại các trường học.
Mục đích của phần này là làm sáng tỏ các chương trình bạn sẽ học để đại sứ quán thấy rằng bạn là người có mục đích học tập rất rõ ràng, việc học của bạn liên tục không bị ngắt quãng. Ở đây bạn sẽ viết tất cả các trường khác nhau mà bạn đã tham dự cho đến thời điểm này . Bạn cần phải nêu rõ ngày bắt đầu và ngày kết thúc khóa học. Cung cấp tên đầy đủ và địa chỉ của mỗi trường bạn đã tham dự học. Cũng nêu rõ các chương trình bạn đã hoàn thành nếu bạn đã hoàn thành một khóa học đại học / cao đẳng.
9. Giải thích nhưng vấn đề khúc mắc, chưa rõ ràng trong hồ sơ du học Mỹ của bạn?
Nếu hồ sơ của bạn rất “mượt mà”, kết quả học tập tốt, không có khoảng trống trong quá trình học, chưa bị từ chối visa, hay tài chính đầy đủ rõ ràng, …..đó là một điều rất tốt. Nhưng khi bạn có 1 khúc mắc gì đó trong hồ sơ du học Mỹ, hãy dành thời gian giải thích chi tiết về điều đó.
Cuối cùng, bạn cần tóm tắt lại được mục tiêu học tập và lý do học tại đất nước bạn đã lựa chọn. Đặc biệt, cần cảm ơn người đang đọc bản kế hoạch học tập của bạn. Hãy viết bằng sự chân thành của mình. Bạn chỉ nên tham khảo, chứ đứng nên sao chép bản kế hoạch của người khác vào hồ sơ du học Mỹ của mình. Vì mỗi người là một cá nhân riêng biệt, không thể hoàn toàn giống nhau.
Nếu bạn đang không có ý tưởng để viết bản kế hoạch này thì bạn có thể tìm đến các trung tâm tư vấn du học Mỹ uy tín như USIS Education, IDP,… để được tư vấn và hỗ trợ tốt hơn trong quá trình viết và chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ. Chúc bạn sẽ sớm hoàn thành hồ sơ du học Mỹ thật tốt và đi du học Mỹ thành công nhé.
>> Xem thêm: Chia sẻ của Nguyên Tổng Lãnh sự Mỹ về du học Mỹ diện bảo lãnh