Sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, nhất là kể từ khi dịch COVID-19 bùng nổ, nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày một tăng và trở nên phổ biến. Digital Marketing đã không còn xa lạ và trở thành phương thức marketing không thể thiếu trong kinh doanh. Nó đang ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường. Song song với đó là nhu cầu nhân lực của ngành này cũng tăng cao trong những năm gần đây đã thu hút rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ bắt đầu tìm hiểu về cách học Digital Marketing online.
Vậy làm thế nào để có thể học Digital Marketing online? Và học như thế nào để đem lại hiệu quả nhất? Bài viết này sẽ giải đáp và giúp bạn nắm rõ những điều đó, hy vọng sẽ giúp được bạn trong việc tìm hiểu và phát triển kiến thức nền tảng trong lĩnh vực này.
Digital Marketing là gì
Ngày nay Digital Marketing trở thành một phần không thể thiếu của xu thế phát triển công nghệ. Tuy nhiên, khi đi tìm định nghĩa liên quan đến đến lĩnh vực này, có rất nhiều kết quả với những khái niệm khác nhau. Điều đó khiến chúng ta khó khăn để nhận biết đâu là thông tin chính xác. Trong bài viết này, tôi muốn giới thiệu đến bạn đoc một số khái niệm từ những góc nhìn của các chuyên gia, học giả, tổ chức trên thế giới về Marketing.
Theo Asia Digital Marketing Association:”Digital Marketing là chiến lược dùng Internet làm phương tiện cho các hoạt động marketing và trao đổi thông tin.”
“Digital marketing, hay marketing điện tử, là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến đối với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và cá nhân dựa trên các phương tiện điện tử và Internet” – Theo Philips Kotler
Với Joel Reedy: “Marketing điện tử (Digital Marketing): bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng thông qua internet và các phương tiện điện tử.”
Tại sao Digital Marketing lại quan trọng
Internet ngày càng đóng vai trò thiết yếu trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Theo thống kê đến thời điểm tháng 6 năm 2023, hiện nay đã có xấp xỉ 5,6 tỷ người dùng trên toàn cầu đang sử dụng Internet. Marketing chính là tiếp cận đúng người, đúng nơi và đúng thời điểm. Việc khách hàng tiềm năng dồi dào đang online như thế là một cơ hội vô cùng lớn cho các doanh nghiệp nắm bắt. Vai trò của Digital marketing từ đó hình thành, trở thành cánh tay chủ lực của bất cứ doanh nghiệp nào biết tận dụng.
Thuận tiện và dễ dàng tiếp cận
Đầu tiên phải nhắc đến tính thuận tiện và dễ tiếp cận của Digital Marketing với những lợi ích mà nó đem lại:
- Doanh nghiệp có thể hoạt động 24/7, có thể mở cửa cả thứ 7 và chủ nhật mà không phải lo lắng về thời gian hay vấn đề trả lương làm việc ngoài giờ cho nhân viên.
- Digital Marketing cũng thuận tiện cho khách hàng khi họ có thể đặt hàng trực tuyến, tìm thấy cửa hàng trực tuyến của bạn bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Bạn không nhất thiết là phải mở cửa hàng ngay tại khu vực bạn muốn bán hàng.
- Digital Marketing bạn có thể xoá bỏ khoảng cách địa lý. Bạn có thể bán hàng cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ quốc gia nào mà không cần mở cửa hàng ở nơi đó, mở rộng thị trường mục tiêu, tổ chức hình thức kinh doanh xuất khẩu mà không cần xây dựng mạng lưới kênh phân phối ở các quốc gia khác.
Giúp tiết kiệm tối đa chi phí
Một điều có thể chắc chắn đó là chi phí cho Digital Marketing thấp hơn nhiều so với chi phí cho Marketing truyền thống. Bởi các doanh nghiệp khi thực hiện Digital Marketing sẽ không phải mất khoản chi phí trong quá trình thuê mặt bằng hay bảo trì. Với các hình thức truyền thống như quảng cáo sản phẩm, dịch vụ qua tivi, biển hiệu, báo đài, tạp chí, tờ rơi, thư tín, gọi điện hay thậm chí là chào bán, giới thiệu sản phẩm trực tiếp thì việc chi phí dịch vụ có thể lên đến hàng chục tỷ đồng là điều dễ dàng sẽ xảy ra.
Tuy nhiên, Digital Marketing là một hình thức quảng bá thương hiệu doanh nghiệp không đòi hỏi mức chi phí cao, đây cũng là một môi trường cạnh tranh mở ra cho các doanh nghiệp nhỏ, vừa và lớn. Với cách thức này người tiêu dùng sẽ dễ dàng tiếp cận nhanh chóng và biết đến doanh nghiệp của bạn với giá chục triệu và chỉ trong vài tiếng.
Cá nhân hóa
Có thể nói đây là một điểm mạnh của Digital Marketing khi nó có thể thống kê, theo dõi và phân tích được. Lịch sử khách hàng của bạn sẽ được lưu trữ. Các chuyên gia sẽ phân tích và đưa ra hành vi của đối tượng khách hàng tiềm năng. Đồng thời, bạn có thể cá nhân hóa thông tin liên hệ cho từng khách hàng dựa vào lịch sử mua hàng và sở thích của họ để bán thêm sản phẩm cho khách hàng.
Học Digital Marketing online như thế nào
Có rất nhiều cách khác nhau để có thể tự học Digital Marketing. Bạn có thể xây dựng một trang blog, fanpgae, tự học thêm để phát triển các trang đó, hoặc cũng có thể học bằng cách trực tiếp đi thực tập tại các công ty để tích lũy kinh nghiệm,…
Tuy nhiên, trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ đến bạn một lộ trình học Digital Marketing và hy vọng có thể định hướng giúp bạn trong quá trình học Digital Marketing online.
Tư duy nền tảng về Marketing
- Hiểu về bản chất của marketing
- Các hệ thống thông tin marketing & nghiên cứu marketing, môi trường marketing (vĩ mô, vi mô), phân đoạn thị trường, thị trường mục tiêu, định vị sản phẩm
- Hành vi của khách hàng, mô hình marketing 4P (sản phẩm, giá cả, phân phối, quảng bá), kế hoạch marketing…
Phần kiến thức này là “chìa khóa” tạo nên lối tư duy và những quyết định đúng đắn khi bạn làm nghề.
Kiến thức về kỹ năng
- Kỹ năng SEO
- Kỹ năng Social Media Marketing
- Data Analysis
- Kỹ năng PPC Advertising
- Kỹ năng Copywriting & Content Creation
- Kỹ năng Email Marketing
- Kỹ năng thiết kế cơ bản
Kiến thức về công cụ
Là những công cụ hoặc phần mềm được người làm marketing sử dụng kết hợp với (hoặc bổ trợ cho) kỹ năng của họ, nhằm tối đa hóa hiệu quả công việc.
Xác định kênh học tập
Một số kênh online để học như:
- Blog và website
Blog và website là những kênh để bạn có thể học tập về Digital Marketing hiệu quả. Bạn có thể tham khảo các trang blog/website của một số công ty trong lĩnh vực này (Ví dụ: South Edge Digital, Ahref, Hootsuite, Semrush,…)
- Video
Một số kênh youtobe nổi tiếng của các chuyên gia trong lĩnh vực này như: Ahrefs, Brian Dean, Unbounce,…
- Podcast
Một số nền tảng phổ biến mà mọi người thường sử dụng để đưa podcast lên đó là Spotify, Stitcher, Soundcloud, iTunes.
- Khóa học trực tuyến
Việc học qua tài liệu, sách vở dù tốt, nhưng nó lại có một nhược điểm lớn, chính là bạn sẽ chỉ được tiếp thu kiến thức từ một chiều. Việc tham gia các khóa học trực tuyến miễn phí hoặc trả phí từ các đơn vị chuyên về Digital Marketing không chỉ giúp bạn học hỏi thêm những kiến thức về các chủ đề đang “hot”, mà còn mang đến cơ hội được tương tác hai chiều, thảo luận với các chuyên gia, giảng viên về những thắc mắc của bản thân.
Bên cạnh cung cấp kiến thức, một số khóa học trực tuyến còn song song vừa dạy vừa thực hành để học viên có cơ hội được thực chiến, tiếp thu và vận dụng kiến thức đã học một cách hiệu quả nhất. Và có thể kể đến nơi đã áp dụng thành công chiến lược dạy học theo phương pháp này là Southedge Education Division với các khóa học về Digital Marketing.
Kết luận
Một trong những đặc trưng của ngành Digital Marketing là không có rào cản gia nhập, bất kì ai cũng đều có thể gia nhập thị trường lao động. Tuy nhiên, với tình hình cung nhân sự vượt quá cầu như hiện nay, dẫn tới cơ hội cho những người mới vào ngành ngày càng khó khăn yêu cầu chúng ta cần có kiến thức cũng như lối tư duy sâu và rộng về Digital Marketing.
Hy vọng với bài viết trên sẽ giúp cho bạn đọc hiểu hơn về Digital Marketing. Từ đó có thể xây dựng được một lộ trình và phương pháp học Digital Marketing online hiệu quả cho bản thân.