Các hoạt động sinh hoạt hằng ngày diễn ra trên cơ thể chúng ta điều cần đến thức ăn và quá trình thức ăn đó sẽ được đưa vào chiếc lưỡi. Trên bề mặt lưỡi, chúng ta có những nốt sần nhỏ gọi là nhú lưỡi. Đó là nơi lưu trữ một số mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn và tế bào chết. Sự tích tụ của những thứ này có thể khiến lưỡi của chúng ta chuyển sang màu trắng. Bài viết dưới đây của CLB Người Việt Tại Libya sẽ giúp bạn dễ dàng làm sạch tình trạng lưỡi trắng và giữ cho khoang miệng luôn mạnh mẽ.
Tại sao lưỡi của bạn lại bị màu trắng ?
Lưỡi trắng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh khác nhau hoặc kết quả của việc kết thúc một liệu trình điều trị.
Trạng thái của lưỡi cũng được dùng để chẩn đoán bệnh trong cơ thể. Lưỡi cho bạn biết có điều gì đó bất ổn trong cơ thể trước khi cơn đau và bệnh tật xuất hiện.
Một số vấn đề liên quan tới bị lưỡi trắng
- Sự hình thành mảng trắng hoặc mảng bám khác trên lưỡi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng nó thường liên quan đến việc vệ sinh răng miệng của chúng ta.
- Nó cũng có thể là dấu hiệu của hệ thống miễn dịch suy yếu hay thiếu vitamin và khoáng chất trong cơ thể.
- Thuốc kháng sinh cũng có thể gây ra lưỡi trắng bằng cách ảnh hưởng đến cân bằng vi khuẩn trong miệng.
- Sự suy giảm sức kháng, thói quen hút thuốc, hoặc không chăm sóc miệng đúng cách cũng có thể góp phần vào tình trạng lưỡi trắng.
Hướng dẫn cách vệ sinh lưỡi hiệu quả
Lưỡi là bộ phận nhạy cảm, dễ bị tổn thương nên khi vệ sinh lưỡi chúng ta cần hết sức chú ý. Dưới đây là những lưu ý để vệ sinh lưỡi hiệu quả.
Các bước vệ sinh lưỡi như sau:
Bước 1: Thè lưỡi đúng cách
Nhiều người có thói quen đưa dụng cụ vệ sinh lưỡi vào trong miệng và không thè lưỡi ra ngoài. Điều này sẽ khiến lưỡi không được làm sạch toàn diện, do vậy khi vệ sinh lưỡi, bạn cần thè lưỡi ra ngoài hết cỡ. Hãy để bề mặt lưỡi lộ ra bên ngoài hoàn toàn để tiện cho việc làm sạch triệt để, đồng thời thè lưỡi hết cỡ cũng giúp bạn tránh không bị nôn khi vệ sinh lưỡi.
Bước 2: Cạo hoặc chải lưỡi từ bên trong ra bên ngoài
Bạn đưa dụng cụ cạo lưỡi từ trong ra ngoài và cố gắng chải từ phần lưỡi sâu phía trong ra phía ngoài. Khu vực sâu phía trong lưỡi tồn đọng rất nhiều vi khuẩn gây mùi, vì vậy đừng bỏ qua khu vực này nhé.
Sau khi cạo lưỡi lần một, bạn hãy súc miệng để trôi các mảng bám vừa cạo rồi tiếp tục chải đến khi lưỡi không còn các mảng trắng. Khi cạo lưỡi hãy nhẹ tay, không ấn quá mạnh để tránh gây tổn thương lưỡi.
Bước 3: Súc miệng
Nước súc miệng và nước muối có công dụng rửa trôi các mảng bám trên lưỡi. Vì vậy sau khi làm sạch lưỡi bạn không thể bỏ qua bước súc miệng. Hãy dùng lưỡi đưa nước súc miệng di chuyển khắp khoang miệng nhằm đảm bảo mảng bám trôi hết ra bên ngoài.
Những cách làm sạch lưỡi đơn giản tại nhà
Có rất nhiều cách vệ sinh lưỡi ngay tại nhà để bạn lựa chọn. Dưới đây là những phương pháp làm sạch lưỡi phổ biến.
Dùng dụng cụ cạo lưỡi
Cạo lưỡi là thiết bị chuyên dụng cho việc loại bỏ mảng bám ở bề mặt lưỡi. Trong lần đầu tiên sử dụng dụng cụ cạo lưỡi, bạn có thể sẽ thấy nôn nao, khó chịu. Đây là phản ứng của cơ thể khi gặp lực tác động lên lưỡi. Bạn đừng quá lo lắng, chỉ sau vài lần cạo lưỡi, cảm giác này sẽ dần biến mất.
Các dụng cụ cạo lưỡi đang ngày càng phổ biến hơn, bạn có thể mua chúng ở các cửa hàng tạp hoá, siêu thị, hiệu thuốc . Hiện nay có rất nhiều loại dụng cụ cạo lưỡi để bạn lựa chọn theo nhu cầu.
Sử dụng nước súc miệng
Nước súc miệng không chỉ hỗ trợ làm trôi các mảng bám trên bề mặt lưỡi mà còn mang đến hơi thở thơm tho cho người sử dụng. Bạn nên chọn loại nước súc miệng có công dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn và có khả năng kháng viêm.
Dùng lô hội
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng cây lô hội chứa một lượng lớn hợp chất có tính kháng khuẩn, ngừa viêm. Do vậy việc tận dụng lô hội để làm sạch lưỡi sẽ mang lại hiệu quả cao.
Bạn hãy mua nha đam tươi, sau đó rửa sạch, tách bỏ lớp vỏ và ép phần thịt bên trong lấy nước. Bạn ngậm phần nước ép nha đam trong miệng vài phút. Tiếp theo, nhổ bỏ và súc miệng kỹ càng bằng nước ấm. Phương pháp này thích hợp để thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày.
Mật ong
Là nguyên liệu lành tính, hữu hiệu trong việc làm sạch lưỡi và răng miệng. Mật ong sở hữu nhiều hoạt chất tiêu diệt vi khuẩn gây hại. Không chỉ vậy, mật ong còn chứa chất chống oxy hóa với công dụng ngăn cản gốc tự do tấn công cơ thể.
Để làm sạch lưỡi bằng mật ong, bạn hãy thực hiện các bước dưới đây:
- Hoà 1 – 2 thìa mật ong vào một ly nước ấm.
- Súc miệng bằng nước mật ong ấm trong vài phút.
- Nhổ bỏ nước mật ong và súc lại miệng bằng nước sạch.
Bạn hãy thực hiện phương pháp này 2 – 3 lần một ngày để làm sạch lưỡi hiệu quả nhé!
Muối
Công dụng kháng khuẩn, ngừa viêm của muối từ lâu đã được công nhận. Muối được sử dụng rộng rãi trong hoạt động làm sạch. Đối với răng miệng, muối mang đến rất nhiều lợi ích. Hạt muối sẽ mài mòn và triệt tiêu vi khuẩn gây hại, tế bào chết đọng ở bề mặt lưỡi.
Bạn rắc trực tiếp muối lên bề mặt lưỡi, nên chọn loại muối hạt to. Tiếp theo, bạn dùng lông bàn chải mềm để chà lưỡi trong một phút. Bước cuối cùng là súc miệng bằng nước sạch. Cuối cùng súc miệng lại bằng nước sạch. Việc làm sạch lưỡi bằng muối nên được thực hiện hàng ngày vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Dùng tinh bột nghệ
Tinh bột nghệ có chức năng kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm vô cùng hiệu quả. Do vậy, việc sử dụng tinh bột nghệ để làm sạch lưỡi là lựa chọn tuyệt vời.
Cách thực hiện làm sạch lưỡi bằng tinh bột nghệ như sau:
- Bước đầu, bạn hòa tinh bột nghệ với nước ép cam quýt theo tỉ lệ 1:3.
- Tiếp theo, chà xát bề mặt lưỡi cùng hỗn hợp bột nghệ – nước ép cam quý trong 2 phút rồi nhổ bỏ.
- Súc miệng bằng nước sạch, thực hiện liên tục 1 – 2 lần mỗi ngày.
Dùng baking soda
Baking Soda vệ sinh răng nướu vô cùng hiệu quả. Để dùng Baking Soda cho hoạt động làm sạch lưỡi, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Rắc đều Baking Soda lên bàn chải đánh răng.
- Dùng bàn chải có Baking Soda chà nhẹ bề mặt lưỡi trong 1 phút.
- Súc miệng bằng nước sạch.
Baking Soda có tính tẩy khá mạnh nên chỉ thích hợp để làm sạch lưỡi 1 – 2 lần một tuần.
Dùng bàn chải đánh răng
Nhiều loại bàn chải đánh răng được thiết kế thêm mặt lưng có chức năng chải lưỡi. Sau khi chải răng, bạn chỉ cần lật bàn chải lại, dùng mặt lưng của bàn chải chà xát lưỡi để làm sạch. Cách này cũng mang đến hiệu quả nhất định nhưng không làm sạch kỹ bằng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng.
Kết luận
Trên đây là những cách vệ sinh lưỡi và hướng dẫn cho các bạn cách vệ sinh đúng, chuẩn khoa học và giảm tình trạng hôi miệng giúp các bạn tự tin trong giao tiếp và giúp bảo vệ răng miệng. Nếu thấy bài viết hay hãy theo dõi trang vietnamembassy-libya để có thể biết thêm nhiều điều hay để bảo vệ sức khỏe.