Một trong những chiến lược để sắp xếp các nội dung lên trang web để cải thiện trải nghiệm người dùng và cách công cụ tìm kiếm hiểu và xếp hạng trang web. Cấu trúc “ Silo ” giúp tạo ra một sự liên kết logic giữa các chủ đề và nội dung trên trang web, giúp tăng cường SEO và dễ dàng cho người dùng tìm kiếm thông tin liên quan. Hãy cùng CLB Người Việt Tại Savanakhet tìm hiểu rõ hơn về cấu trúc của Silo.
Cấu trúc Silo trong SEO là gì ?
Cấu trúc Silo trong SEO là một loại kiến trúc trang web trong đó bạn nhóm, tách biệt và liên kết nội dung với nhau về một chủ đề cụ thể. Điều này tạo ra các phần rõ ràng, khác biệt của một nội dung liên quan trên trang web của bạn.
Một cấu trúc Silo càng chứa nhiều nội dung liên quan đến chủ đề thì càng tăng độ liên quan của website trong mắt Google. Nếu trang bạn chứa tất cả truy vấn chính của người dùng khi tìm kiếm một chủ đề nào đó thì quá tốt rồi.
Các Silo chỉ rõ nội dung chính trong website của bạn. Phân nhỏ nội dung chính thành các Category nhỏ dần cho đến khi lượng thông tin này đủ để trả lời mọi thắc mắc liên quan của người dùng.
Điểm mạnh của cấu trúc Silo
Điểm nổi của cấu trúc Silo cải thiện hiệu suất tìm kiếm. Bằng cách tổ chức nội dung vào các chủ đề chính và danh mục con liên quan, Silo tạo ra sự rõ ràng và logic trong cách trang web của bạn được cấu trúc. Điều này giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về cách các trang liên quan đến nhau và cách chúng phục vụ người dùng.
Giúp Google thấy được trang của bạn
Liên kết nội bộ là một trong những cách để Google tìm thấy các trang mới. Vì thế, phương pháp hay nhất là đảm bảo rằng tất cả các trang của bạn được liên kết với nhau theo cách này hoặc cách khác.
Cấu trúc Silo có thể có ích trong lĩnh vực này vì nó tạo ra cấu trúc phân cấp hợp lý với liên kết nội bộ nhất quán. Nhưng liên kết nội bộ trong cấu trúc Silo vẫn chưa hẳn là tối ưu hoàn toàn.
Giúp tăng thứ hạng
Có hai lý do chính giải thích tại sao Cấu trúc Silo lại giúp trang web tăng thứ hạng.
Luồng PageRank tốt hơn
PageRank là công thức của Google nhằm đánh giá giá trị của một trang web dựa trên số lượng và chất lượng của các trang liên kết tới trang đó. Backlink là cách luồng PR chảy vào trang web của bạn và liên kết nội bộ (internal link) là cách các luồng PR chạy xung quanh một trang web.
Do tất cả các trang trong một silo được liên kết với nhau nên cấu trúc Silo giúp PR luân chuyển giữa chúng.
Trên thực tế, nếu một trang trong silo thu hút nhiều backlink thúc đẩy PR chất lượng cao, một số PR đó sẽ được chia sẻ với các trang khác trong silo thông qua các internal link.
Nhiều internal link theo ngữ cảnh
Cấu trúc Silo là nhóm các nội dung liên quan. Điều này có nghĩa là các liên kết nội dung giữa các trang bên trong Silo thường có liên quan theo ngữ cảnh. Nói cách khác, cấu trúc Silo tạo ra các internal link đến và đi từ các trang về những thứ tương tự hoặc có liên quan và thường là với các anchor có liên quan.
Tạo ra trải nghiệm người dùng hợp lý
Internal link không chỉ hữu ích cho SEO, chúng còn giúp đỡ người dùng trong việc điều hướng trên trang web của bạn.
Vì lý do đó, cấu trúc Silo có thể cải thiện trải nghiệm người dùng vì nó mang các trang tương tự, cùng một chủ đề lại gần nhau một cách hiệu quả. Nói cách khác, việc đặt nội dung có liên quan cách nhau ít lần nhấp hơn giúp bạn dễ dàng tìm nội dung hơn.
Nhược điểm của cấu trúc Silo
Khả năng cập nhập và hạn chế trong nội dung. Khi bạn đã thiết lập một cấu trúc Silo cụ thể, việc di chuyển hoặc thay đổi nội dung từ một danh mục sang danh mục khác có thể phức tạp và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt để không làm hỏng cấu trúc.
Thêm vào đó, cấu trúc Silo có thể gây ra sự hạn chế về sự liên kết giữa các chủ đề khác nhau trên trang web. Điều này có thể làm mất đi khả năng tạo ra các liên kết nội bộ tự nhiên giữa các trang có liên quan nhưng không thuộc cùng một danh mục, khiến cho việc truy cập thông tin trở nên khó khăn đối với người dùng.
Cấu trúc Silo có thể làm cho việc quản lý trang web trở nên phức tạp hơn đối với các trang web lớn với nhiều nội dung và chủ đề. Việc theo dõi và duyệt các danh mục và trang con có thể đòi hỏi nhiều công sức và thời gian.
Giải pháp thay thế cho cấu trúc Silo
Sau khi gạt cấu trúc Silo sang một bên, chúng ta hãy cùng xem xét một số phương pháp hay nhất, đơn giản nhất để xây dựng một trang web có cấu trúc hợp lý và chuẩn SEO.
Sử dụng cấu trúc kim tự tháp
Với cấu trúc kim tự tháp, bạn đặt nội dung quan trọng nhất của bạn ở phía trên cùng, tiếp theo là nội dung quan trọng thứ hai, nội dung quan trọng thứ ba.
Đây là cách mà hầu hết các trang web hiện tại đang tuân theo.
Ví dụ: Một trang web bán đồ nội thất gia dụng có thể trông như thế này
Bạn có thể thấy cấu trúc internal link trông giống như một kim tự tháp.
Dưới đây là những lợi ích của cấu trúc kim tự tháp:
- Dễ điều hướng: Khách truy cập bắt đầu từ trang chủ, chọn một danh mục sau đó tìm hiểu sâu hơn.
- Luồng PageRank tốt: Trang chủ của trang web có khả năng nhận được nhiều backlink nhất do vậy việc đặt các nội dung quan trọng ở đó là hợp lý nhất.
- Internal link được đặt theo ngữ cảnh: Các danh mục liên kết với các danh mục con tương ứng của chúng và ngược lại.
Bạn có thể nói rằng những lợi ích mà cấu trúc kim tự tháp mang lại tương tự những gì cấu trúc Silo mang tới. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là cấu trúc kim tự tháp không có các nhược điểm như cấu trúc Silo do không cấm các internal link giữa các silo nên có thể dễ dàng dẫn chúng ta tới.
Tạo trung tâm nội dung cho trang Blog
Các trang blog thường thiếu thứ bậc theo ngữ cảnh vì nó được xuất bản theo thứ tự thời gian. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra các trung tâm nội dung cho các bài đăng có liên quan.Trang trung tâm nội dung tương tự như silo ở chỗ chúng là tập hợp các nội dung được liên kết với nhau.
Lấy một ví dụ về tạo nội dung trung tâm
Điểm khác biệt duy nhất giữa trung tâm nội dung và silo là bạn có thể thoải mái, tự do liên kết giữa các trung tâm nội dung.
Ví dụ: Giả sử chúng ta có hai trung tâm nội dung, một trung tâm về trái cây và một trung tâm khác về rau. Do quan niệm sai lầm rằng cà chua là rau nên internal link từ bài đăng về cà chua có thể liên kết với trung tâm nội dung về rau.
Bạn có thể thoải mái làm điều đó với các trung tâm nội dung bởi vì nó khác với silo, không có quy tắc nào cấm bạn làm như vậy.
Trên thực tế, trung tâm nội dung cung cấp cho bạn những gì tốt nhất của cả hai cấu trúc đó là nội dung liên quan được nhóm lại và liên kết với nhau (như trường hợp của các silo) nhưng bạn cũng có thể liên kết nội bộ giữa các trang khi điều đó có ý nghĩa (giống như cấu trúc kim tự tháp).
Kết luận
Bạn nên sắp xếp trang web nhưng đừng cấu trúc chúng theo kiểu Silo. Cấu trúc Silo ngăn cản bạn liên kết nội bộ đến nội dung của bạn từ các vị trí có liên quan và theo ngữ trên trang web của bạn, cản trở SEO.
Bài viết muốn khuyên bạn nên sắp xếp trang web theo cấu trúc kim tự tháp, nhóm các blog hoặc nội dung có liên quan vào các trung tâm và sau đó hãy cứ thoải mái đặt internal link ở bất kỳ vị trí nào bạn nghĩ là phù hợp. Điều này không chỉ tốt cho SEO mà còn giúp khách truy cập trang web điều hướng dễ dàng hơn.